Con Người Đất Việt
Quang cao giua trang

[HEADER]

Trang chủ » Góc tri thức »

Thứ hai - 08/08/2016 22:03

Dùng thơ chửi nhau

Ở làng Chùa (tên tục là làng Chùa, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, Hà Nội), từ người già cho đến người trẻ chủ yếu dùng thơ trong mọi giao tiếp, sinh hoạt.
Nói về thơ “chửi” nhau của dân làng Chùa, bà Nguyễn Thị Nụ, người nổi tiếng một thời làm thơ khiêu chiến trai làng cho biết:  
– “Ở làng Chùa, người ta không nghe thấy có tiếng hàng xóm chửi nhau, không còn tiếng cãi vã vợ chồng, tiếng mẹ mắng con bằng những ngôn ngữ thiếu văn hóa. Những khi xảy ra mâu thuẫn hay chuyện bất bình, họ thường dùng thơ để “mắng” nhau, để đối đáp. Người dùng thơ để “mắng” nhau luôn phải giữ phong thái điềm đạm, từ tốn tạo nên tính thật thà, chân thật nhưng lại khiến người nghe bực mình, điên tiết, sôi gan, sôi ruột. Người đạt đến trình độ cao, mắng phải nhẹ nhàng như hát, người khác có bực bội nhưng vẫn phải cười vui vì sự dí dỏm, thâm sâu, ấy mới là nghệ thuật”.
Cũng theo các cụ cao niên trong làng, việc dùng thơ để “mắng, chửi” nhau cũng được xem như một món ăn tinh thần của người làng Chùa. Thơ “chửi” nhau chính là cách nói mỉa mai, vừa hài hước vừa châm biếm nhưng thể hiện sự văn hóa. Người mới đến có thể không hiểu, nhưng nếu đã là dân làng Chùa, từ đứa trẻ con mới lớn cũng biết về “đặc sản” dùng thơ mắng nhau này.
Bà Nụ bảo:
– “Tôi còn nhớ có lần, ở xóm trên có người vợ đi tìm chồng trốn nhà bài bạc. Thấy chồng, chị ta giận bầm gan, tím ruột bèn buông mấy lời cay nghiệt: “Cha lao thân vào vòng xoáy cờ bạc/ Đêm cha xòe, ngày cha lại như mơ/ Cả nhà mình bồng bế nhau đi/ Bởi con đề nhà mình cha đã gán”.
Nghe xong, người chồng cũng không vừa, quay qua đáp lại: “Say gì đánh bạc chơi đề/ Say gì tá lả làm mê lòng người/ Người được thì vợ mỉm cười/ Người thua thì vợ đến kêu trời đất ơi!”. Chứng kiến hai vợ chồng nhà kia đối đáp, chủ nhà vội chạy ra, cất lời hòa giải: “Con kia sao lại lắm lời thế ư? Từ mai tao sẽ xin từ/ Xin mày đừng đến hầm hừ la to”. Thế là sau lần ấy, người chồng không dám đến nhà kia bài bạc nữa”.
Làng Chùa được gọi là “làng thơ”, bởi ở đó, từ cụ già đến trẻ nhỏ, từ nam đến nữ, từ những trí thức xa quê đến nông dân chân lấm tay bùn, buôn thúng bán mẹt… đều xuất khẩu thành thơ. Không biết có phải nhờ thơ hay không mà làng có hơn 1000 nhân khẩu nhưng không ai vướng vào các tệ nạn xã hội. Trong ngôn ngữ giao tiếp thường ngày, mọi người luôn xưng hô nhã nhặn thanh lịch, ôn hòa. Trong thôn xóm, mọi người yêu thương đùm bọc bảo ban nhau làm ăn, sống vui vẻ, lãng mạn để quên đi cái mệt nhọc của công việc đồng áng.
 

Liên kết website


THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nayHôm nay : 2044

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 57535

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2505216

//