Con Người Đất Việt
Quang cao giua trang

[HEADER]

Trang chủ » Góc tri thức »

Thứ ba - 04/04/2017 05:57

Thờ thần Lửa

Hỏa hoạn luôn được xem là tai họa đe dọa cuộc sống con người. Người xưa coi các hiện tượng đều do một hoặc một số vị thần linh được Thượng Đế trao trách nhiệm cai quản ở trần gian như thần Mây, thần Sét, thần Núi, thần Sông (Hà Bá)... Để tránh các tai họa có thể xảy ra, con người đã lập đền miếu để thờ phụng, cầu xin các vị Thần bảo trợ cho cuộc sống của mình được bình yên.
Dân gian có nhiều truyền thuyết khác nhau về thần Lửa, trong đó có truyền thuyết về hai vị thần lửa là Nam Phương Xích Đế và Quang Hoa Mã Nguyên Súy. Theo truyện kể dân gian Việt Nam thì thần Lửa là một bà lão khó tính, luôn thè ra chiếc lưỡi đỏ lòm. Một lần bà đi vắng, có chàng trai phát hiện ra bếp lửa thần bèn vào nấu nướng ăn rồi ngủ quên. Bà lão trở về thấy vậy bèn dội nước làm tắt bếp rồi bỏ đi, chàng trai tỉnh dậy vội bới đống tro tàn để tìm lửa thì thấy còn một chấm lửa đỏ liền mang về nhà ủ để dùng. Một hôm chàng trai đi vắng, lửa bốc cháy vách nhà, người vợ vội dùng nước dội tắt lửa thần; từ đó người trần không còn lửa thần để dùng và rất sợ thần lửa nổi giận vì vậy dân gian đã thờ thần lửa để trấn giữ không cho lửa tung hoàng hủy hoại nhà cửa, tài sản, tính mạng của con người.
Tại kinh đô Thăng Long, nhà Trần đã cho lập ngôi đền thờ Hỏa thần để người dân thờ cúng cầu xin Thần lửa không gây họa.
Thời Nguyễn vì kinh đô được chuyển vào Huế nên tại đây các vua Nguyễn cũng đã thiết lập nhiều công trình thờ tự khác nhau, trong đó các đền thờ các vị thần bảo trợ, riêng có thần Lửa chưa được thờ. Theo sách Minh Mạng chính yếu, vào năm Giáp Thân (1824), bấy giờ các đại thần ở bộ Lễ khi xét danh mục các đền thờ đã đề xuất dựng miếu tế Hỏa thần. Trong bản tấu sớ có đoạn viết: "Nay nước nhà nhàn hạ, nên làm sáng tỏ việc lễ nhạc. Từ đại tự (tế lớn), trung tự đến quần tự, không có lẽ nào không được cử hành. Các quỷ thần sông núi đều yên vị, chỉ có thần Hỏa chưa được tế. Vậy xin lập miếu để thờ thần Hỏa."
Vua Minh Mạng sau khi xem tấu sớ trình lên đã "làm theo lời tâu, sai dựng miếu ở phía Bắc sông Ngự, tế thần Hỏa vào ngày 23 tháng 6 mỗi năm" (Minh Mạng chính yếu).
 

Liên kết website


THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nayHôm nay : 1059

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 74717

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2442179

//