Con Người Đất Việt
Quang cao giua trang

[HEADER]

Trang chủ » Góc tri thức »

Thứ ba - 12/07/2016 10:35

Cười và dị biệt văn hóa

Cười là ngôn ngữ chung cho nhân loại, song lối “ngộ” cười khác biệt.
Thông thường mỉm cười được nhận thức như là một tình cảm tốt đẹp, song hàm ý tiêu cực và không được ưa chuộng ở một vài quốc gia. Mỉm cười quá nhiều có thể được xem là biểu tượng của sự nông cạn hoặc lừa dối. Người Nhật có thể mỉm cười khi lúng túng hoặc tức giận. Tại các nơi khác ở châu Á người ta có thể mỉm cười vì ngượng ngùng và dành cho bạn thân hoặc người trong gia đình.
Ở Liên Xô (cũ), mỉm cười với người lạ mặt nơi công cộng được xem là không bình thường, thậm chí là ứng xử khả nghi? Người Mỹ mỉm cười thoải mái với người không quen biết.
Mỉm cười chưa hẳn là một tín hiệu thuận lợi. Giám khảo mỉm cười trong hỏi thi vấn đáp mà vẫn cho thí sinh điểm thấp. Có người cầm nhầm đồ thiên hạ, bị phát giác thì cười trừ.
Ở Nhật, người ta tự cười vì một nỗi lo sợ mà họ biết là vô căn cứ hoặc cười khi vừa trải qua cơn sợ hãi. Ở các nước phương Tây, cười thường kết hợp với chế giễu, ví dụ chuyện nhà dễ thấy, cười người ít học vấn nhưng khoe khoang khoác lác.
Khi cười giễu ai người ta biết chắc không có sự nguy hiểm nào và mọi người cùng cười theo. Tục ngữ Mỹ có câu: “Chúng ta hiếm khi sợ những gì chúng ta có thể cười”. Cười cởi bỏ căng thẳng, lo lắng. Trên sân khấu hài, lúc chọc cười cao độ, khán giả cười vang, trong khi nhiều khán giả khác chỉ mỉm chi hoặc nhếch mép.
Đạo lý của tiếng cười tương đồng hay dị biệt tùy văn hóa và cá tính.
 
 

Liên kết website


THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nayHôm nay : 308

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 83845

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2531526

//