Con Người Đất Việt
Quang cao giua trang

[HEADER]

Trang chủ » Góc tri thức »

Thứ bảy - 12/08/2017 11:03

Cái đếm thời gian


1. Đồng hồ Mặt trời:
Do sự tình cờ, người thời cổ xưa đã nhận xét rằng bóng của một thân cây bị cụt ngọn biến đổi khi mặt trời di chuyển trên bầu trời. Tương tự, khi cắm một cây gậy thẳng đứng trên mặt đất, bóng cây gậy cũng di chuyển và chiều dài của bóng này thay đổi trong ngày. Khi bóng của cây gậy ngắn, người thời cổ xưa biết rằng đây là lúc gần trưa còn khi bóng dài, họ biết rằng ngày bắt đầu hay sắp hết. Bằng cách dùng các hòn đá, người thời cổ xưa đã đánh dấu vị trí của bóng mát này. Như vậy dụng cụ sơ sài dùng để đo thời gian đã thành hình từ xa xưa và người ta gọi nó là đồng hồ mặt trời.
Hiện nay đồng hồ Mặt trời khổng lồ của Jantar Mantar tại Jaipur, Ấn Độ, là đồng hồ Mặt Trời lớn nhất trên Trái Đất, cao 27 m còn được biết đến với tên Samrat Yantra (thiết bị tối cao); bóng của nó di chuyển 1 mm mỗi giây, và chừng chiều rộng của bàn tay (6 cm) mỗi phút.
2. Đồng hồ nước:
Đồng hồ nước tuy được phát minh sau đồng hồ mặt trời nhưng lại được dùng đồng thời với loại đồng hồ mặt trời. Trên bức tường trong ngôi nhà mồ tại một nghĩa địa của tỉnh Thèbes, Ai Cập, người ta còn tìm thấy chiếc đồng hồ nước của tu sĩ kiêm nhà thiên văn tên là Amenenhet. Nhờ đồng hồ nước, Amenenhet đã nhận xét rằng đêm đông dài 14 giờ, trong khi vào mùa hè, đêm chỉ dài 12 giờ và trong suốt một năm, đêm đã thay đổi nếu kể từ lúc mặt trời lặn tới khi mặt trời mọc. Như vậy đồng hồ mặt trời cho biết giờ giấc còn đồng hồ nước được dùng để đo các khoảng thời gian đã trôi qua.
3. Đồng hồ cát và nến chỉ giờ:
Ngoài hai loại đồng hồ mặt trời và đồng hồ nước, còn có đồng hổ cát dùng trong các khoảng thời gian ngắn. Nguồn gốc từ Ai Cập, loại đồng hồ này cũng liên quan với đồng hồ nước nhưng xuất hiện về sau. Ngày nay đồng hồ cát còn được dùng để biết thời gian nói chuyện tại máy điện thoại hay dùng đến khi ngâm trứng gà trong nước sôi.
Đồng hồ cát gồm một bình nhỏ, bụng thắt thật hẹp, cát ở phần trên nên chảy dần xuống phần dưới đến khi hết, lúc này người ta đổi đầu đồng hồ. Thời gian cát chảy từ phần trên xuống phần dưới đều bằng nhau. Đồng hồ cát có nhiều loại: có thứ một giờ, có thứ nửa giờ, lại có thứ dùng để đo lường các khoảng thời gian ngắn hơn, chừng 10 phút chẳng hạn và loại này được Hải Quân Anh dùng mãi cho tới năm 1839.
Ngoài ra loại nến chỉ giờ (chandelle horaire) rất được nhiều người dùng trong thời Trung Cổ. Loại nến chỉ giờ này căn cứ vào nguyên tắc thời gian trôi qua tỉ lệ với số nến cháy.
4. Đồng hồ dùng lò xo:
Từ loại đồng hồ chạy nước, người ta tìm cách phát minh ra một dụng cụ khác đo thời gian. Người đầu tiên làm đồng hồ có máy móc là tu sĩ Gerbert, một nhà thiên văn. Vị linh mục Bénédictin này đã phát minh ra cơ phận "con buông" (escapement) vào năm 996. Thời đó, máy móc của đồng hồ rất phức tạp. Được chuyển vận do một khối nặng vì vậy đồng hồ rất to lớn và cồng kềnh. Lúc đầu đồng hồ được lắp một quả chuông và những tiếng chuông nhắc nhở các tu sĩ tới giờ cầu nguyện. Vì vậy mới có danh từ "clocca" trong tiếng La Tinh và "clock" trong tiếng Anh.
Trong thập niên 1920, người ta thấy xuất hiện loại đồng hồ dùng dòng điện xoay chiều (electric clock). Vào thời kỳ này, loại đồng hồ điện có thể sai vài giây trong một ngày nên chỉ thích hợp với việc xử dụng trong nhà. Trái lại trong các phòng thí nghiệm vật lý và tại các đài thiên văn, thời gian cần được tính đúng từng phần ngàn của giây và có khi cả phần tỉ của giây, vì vậy vào năm 1929 các nhà khoa học đã áp dụng tính chấn động của tinh thể thạch anh (quartz) vào phương pháp chế tạo đồng hồ. Nhờ thạch anh, đồng hồ loại mới này (quartz-based clock) có thể chạy sớm hơn hay chậm hơn chừng 2 phần ngàn của giây trong một năm.
Vào năm 1948 Nha Đơn Vị Mẫu (The National Bureau of Standards) của Hoa Kỳ đã thành công trong việc chế tạo đồng hồ nguyên tử dùng chấn động của nguyên tử ammôniac với tần số 23,870 mégacycles. Sự chính xác của thứ đồng hồ này lên tới một phần 100 triệu.
Về sau vào năm 1955, Tiến Sĩ Charles H. Townes thuộc trường Đại Học Columbia, Hoa Kỳ, đã chế tạo được thứ đồng hồ có tên gọi là ammonia maser. Loại đồng hồ này chỉ có thể chạy sai 1 giây trong 2 thế kỷ. Tại Viện Kỹ Thuật Massachusetts (MIT), Tiến Sĩ Jerrold R. Zacharias đã thành công về chiếc đồng hồ nguyên tử dùng chất Cesium (cesium atomic clock). Tiến Sĩ Zacharias đã tính rằng nếu thứ đồng hồ này chạy từ thời Chúa Cứu Thế tới ngày nay, nó sẽ nhanh hay chậm ½ giây đồng hồ.
các nhà khoa học tin rằng áp dụng quan trọng nhất của đồng hồ nguyên tử là sự thiết lập một mẫu mực về thời gian và mẫu này hoàn toàn độc lập với chuyển động của trái đất và các vì sao.
5. Ghi nắng – tối: 
5.1. Đồng hồ Tháp gió ở Athens:
"Tháp gió" đặt tại Athens, Hy Lạp, được xây dựng từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên bằng đá cẩm thạch với chiều cao 12m. Nó là sự kết hợp của cối xay gió, đồng hồ chạy bằng sức nước và một chiếc đồng hồ mặt trời nằm trên đỉnh tháp có đĩa xoay để chỉ vị trí của mặt trời so với những chòm sao.
5.2. Đồng hồ thiên văn Prague:
Đây là chiếc đồng hồ cơ khí với thiết kế rất đặc biệt được đặt tại Prague, thủ đô của nước Cộng hòa Séc. Mặt của đồng hồ được thiết kế phức tạp và cực kì ấn tượng, gồm một đĩa thiên văn chứa dụng cụ đo độ cao giúp xác định vị trí của mặt trăng và mặt trời, một bảng chỉ giờ được gọi là "Walk of the Apostles" (Bước đi của các tông đồ) gồm 12 bức tượng các tông đồ của Chúa ứng với 12 giờ cùng một bảng lịch các tháng trong năm.
 
 

Liên kết website


THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nayHôm nay : 199

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 43107

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2971008

//