Con Người Đất Việt
Quang cao giua trang

[HEADER]

Trang chủ » Góc tri thức »

Thứ sáu - 10/06/2016 10:19

Hình tượng khỉ

Hình tượng khỉ tương ứng với tính cách nghịch ngợm, láu lỉnh, trộm cắp, lanh lẹ, tò mò và thích bắt chước.
Võ thuật phương Đông có một môn gọi là Hầu Quyền, dựa theo thần thái, động tác, kỹ thuật chiến đấu của loài khỉ với “ngũ yếu” (năm điều cần): hình cần giống, ý cần thật, bước cần nhẹ, pháp cần kín, thân cần hoạt.
Con Khỉ (Thân) xếp thứ 9 trong 12 Con Giáp, được áp dụng trong cách tính lịch  và  phong thủy ở nước ta, Nhật Bản, Triều Tiên và Trung Quốc.
Thần khỉ Hanuman với vũ khí là quả chùy đã giúp đỡ cho người anh hùng Rama trong cuộc chiến chống lại vua quỷ Ravana trong hai bộ sử thi vĩ đại của Ấn Độ là Ramayana và Mahabharata. Vào ngày thứ ba hàng tuần (ngày vía của thần khỉ Hanuman) hàng triệu tín đồ ở Ấn Độ thường dâng lễ cầu nguyện Thần khỉ phù hộ cho họ được khỏe mạnh, sung túc.
Tôn Ngộ Không, còn gọi là Tề Thiên Đại Thánh – nhân vật chính trong tiểu thuyết “Tây Du Ký”.
Ở Nhật Bản, "Bộ khỉ tam không" là một hình tượng khỉ rất nổi tiếng với hình ảnh ba con khỉ  một con bịt tai, một con bịt mắt và một con bịt mồm.

Phương Tây làm khỉ “nổi tiếng” như quái vật Kingkong (Khỉ Đột) qua phim khoa học giả tưởng “Kingkong” của  đạo diễn Mỹ Ernest B Schoesack  năm 1933.
Thần khỉ phù hộ, khỉ đùa giúp vui. Qua cầu khỉ… mong thoát nghèo?
 

Liên kết website


THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nayHôm nay : 3256

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 21547

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2567238

//