Con Người Đất Việt
Quang cao giua trang

[HEADER]

Trang chủ » Soi gương »

Thứ năm - 22/03/2018 13:56

Con lợn cuối cùng

Làng tôi ở ven thành phố, là khu dân cư hình thành từ một công ty xây dựng bị giải thể thời kỳ những năm 85 – 86 của thế kỷ 20.
Người dân trong phố đều là lao động nghèo. Hàng xóm và bố mẹ tôi, đều phải ra ngoài bươn chải mỗi người một nghề để kiếm sống, thay thế cho công việc mà các cụ gắn bó hơn mươi năm qua ở đất này. 
Nuôi lợn là nghề phụ, nhưng lại là nguồn thu nhập chính của khối nhà, trong đó có nhà tôi. Phố tôi ngày ấy là phố mới, được quy hoạch và xây dựng rất quy củ, nhà nào cũng tiếp giáp phần lưng với một cái mương thoát nước to đùng, nước lớn thì gạch cũng trôi chứ đừng bảo là rác thường. Ấy thế, các cụ xóm tôi bảo cái mương này sẽ trôi hết xú uế lũ lợn thải ra. Vậy là, một cái chuồng, hai cái chuồng, dần dà không đếm nổi trong phố có bao nhiêu cái chuồng lợn được đè lên mương mà mọc ra.
Những ngày giáp Tết cả xóm tưng bừng như mở hội. Con lợn ngon được rủ nhau cùng "đụng". Người lớn gương mặt hồ hởi. Trẻ nhỏ háo hức dòm...
Thời hoàng kim nuôi lợn của cả phố phải đến gần 20 năm. Nhà tôi là điển hình "nuôi lợn tiên tiến". Tôi lớn lên cũng nhờ mấy con lợn. Vụ này cũng sinh ra ghen ăn tức ở với hàng xóm. Cả phố cùng ký đơn kiện nhà tôi làm ô nhiễm môi trường môi sinh. Cả phố cùng nuôi lợn, mỗi nhà tôi bị kiện, thế mới hay. Mẹ tôi đành chia tay cái chuồng lợn trong nước mắt, bán lại nước gạo cho người khác. Việc này như điềm vậy, dần dần, phố tôi tan nát hết nghề nuôi lợn.
Con lợn duy nhất  cuối cùng cũng trở thành quí. Cả phố tụ tập trước nhà bác H., kể cả những gương mặt từng kịch liệt buộc bác phải nghỉ nuôi lợn, hẳn là vì ai ai cũng biết con lợn ấy sạch. Cô hàng xóm cách nhà tôi 5 số hí hửng vì lấy được cái tim lợn, chú Thọ hả hê vì dặn được ít tiết với bộ tràng non, mẹ tôi lấy được ít thịt ba chỉ.
Phố nghèo đã khấm khá hơn, người văn minh mới đến cũng làm khu phố sáng sủa hơn. Sẽ chẳng còn tiếng than thở đâu đó về cái mương thối rình.
Đường bê tông nhẵn thín, mà sao tôi cứ nhớ những ngày cùng lũ bạn đứng vây quanh nhà nào đó bán lợn để xem để rồi…
Thương mẹ và cả phố xưa nhiễm mùi phân lợn!
Nhờ lợn, thôn nghèo đói. Mong thường lợn đừng!
Có hơn chăng lợn ở sạch mà ta phải ăn "bẩn"!?  

 

Liên kết website


THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nayHôm nay : 411

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 55902

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2503583

//