Thứ tư - 20/11/2019 08:40
Kinh Dịch
Kinh Dịch là một tác phẩm kết hợp triết học cổ đại, xưa được tôn xưng là bách khoa toàn thư văn hóa Á Đông.
Kinh Dịch còn được gọi là bản kinh, gọi tắt là Dịch, thành sách vào đầu thời Tây Chu đến cuối thời Chu. Kinh Dịch do các quái từ (quẻ) và hào từ (hào) tổ hợp thành. Tổng cộng có 64 quẻ, mỗi quẻ có 6 hào, tổng cộng 384 hào.
Giới sử học cho rằng Chu dịch là do trước tác của tứ Thánh Phục Hy, Văn Vương, Chu Công hợp thành. Phục Hy vẽ bát quái, Văn Vương chế tác quái từ, Chu Công chế tác hào từ, Khổng Tử soạn Truyện dịch.
Truyện dịch có 10 dực (cánh), tức 10 thiên: thoán thượng, thoán hạ, tượng thượng, tượng hạ, văn ngôn, hệ từ (lời giải quẻ) thượng, hệ từ hạ, thuyết quái, tự quái, tạp quái. Truyện dịch thành sách vào thời kỳ Xuân Thu đến giữa Chiến Quốc, là chú thích và phát huy đối với Kinh Dịch.
Chữ "Dịch" (易) biểu thị mặt trời (nhật), mặt trăng (nguyệt) (日月). Có nghĩa là mặt trời ở trên, mặt trăng ở dưới.
Hạt nhân của Kinh Dịch là thuyết "Tam dịch", tức là giản dịch, biến dịch và bất dịch.
Giản dịch chỉ rằng, sự vật trên thế giới có phức tạp, huyền bí thế nào đi nữa, một khi trí tuệ nhân loại đạt đến được, thì có thể chuyển đổi chúng thành vấn đề mà mọi người dễ lý giải.
Biến dịch nêu vạn sự vạn vật trên thế giới mỗi giờ mỗi khắc đều đang biến hóa (không có vật gì là bất biến).
Bất dịch ngộ dưới tiền đề vạn vật trong vũ trụ đều biến đổi, vẫn còn có thứ duy nhất bất biến, là "cái" có thể biến ra vạn vật. Lấy Không ám Có!
Phương thức biểu đạt của Kinh Dịch là bát quái, rồi bát quái phát triển thành 64 quẻ.
Bát quái là do 8 quẻ đơn: Càn, đoài, ly, chấn, tốn, khảm, cấn, khôn tổ hợp thành. Biết được bát quái là có thể suy ra được 64 quẻ.
Cuộc sống ứng dụng thoán từ trong Kinh Dịch, bo "mắc dịch" con người còn "chế" thêm nhiều truyện dịch đại loại dịch lý, dịch vật?, bệnh dịch, dịch giả…
Bện "dịch" ưa "yên"?