Khổng Tử từng đến kinh đô nước Chu thỉnh giáo Lão Tử về Lễ chế. Khổng Tử bái kiến Lão Tử. Lão Tử hỏi Khổng Tử đọc sách gì, ông trả lời là đọc "Chu Dịch" vì Thánh nhân đều đọc sách này. Lão Tử nói: – Thánh Nhân đọc sách này thì được, còn ông vì sao cần phải đọc nó? Tinh hoa của quyển sách này là gì? Khổng Tử trả lời: – Tinh hoa của nó là tuyên dương "Nhân" nghĩa. Lão Tử nói: – Cái gọi là nhân nghĩa, đó là một thứ mê hoặc lòng người, giống như như muỗi rận ban đêm cắn người, chỉ có thể làm người ta ngứa ngáy, khó chịu mà thôi. Ông xem, con thiên nga kia không cần tắm rửa mà vũ tự nhiên trắng, con quạ hàng ngày không nhuộm lông mà tự nhiên đen. Trời vốn là cao, đất vốn là dày, mặt trời mặt trăng từ trước tới nay phát ra ánh sáng. Tuyên dương những thứ nhân nghĩa như thế ấy cũng như đem quạ sơn trắng thờ thiên nga hay bắc thang lên trời hỏi đất mẹ!? Khổng Tử chợt ngộ mà rằng: – Đệ tử đã hiểu vạn vật dịch (chuyển) theo lối (lý, tượng số, chiêm) của nó, không cần thiết khai ngộ "thứ"…tự "nó" (là).