Con Người Đất Việt
Quang cao giua trang

[HEADER]

Trang chủ » Soi gương »

Thứ hai - 11/07/2016 23:28

Cái hèn

Người ta đã bắt gặp vô số chân dung kẻ hèn trong các câu chuyện cười dân gian: Anh chàng sợ vợ đang nói phét thì gặp vợ về, thầy đồ ăn vụng, “Bùi Kiệm” thích đỗ Trạng…
Nhiều truyện cổ tích kể  phú ông tham vàng bỏ ngãi, định gả con gái cho người này rồi thấy kẻ khác giàu hơn, hèn hạ bội ước. Thúc Sinh trong Truyện Kiều, trước cảnh Kiều bị vợ cả là Hoạn Thư hành hạ, cũng chỉ đành đóng vai giả câm, giả điếc không dám đứng ra bênh vực người mà mình từng thề non hẹn biển.
“Nghèo” nên hèn đâu cũng gặp!
Thật ra người xưa đã khôn ngoan bảo nhau “tránh voi chẳng xấu mặt nào” – biết sợ kẻ đáng sợ chưa hẳn là hèn!?
Trong “hèn” có thái quá biến thành khiếp nhược: Trước một việc lẽ ra phải lấy cái chết để tự khẳng định thì người ta vứt bỏ đạo nghĩa, hy sinh danh dự, miễn sao bảo toàn tính mệnh.
Kẻ hèn có một nhu cầu giấu giếm: Đánh nhau kiểu hội đồng sau lưng mà không đối mặt đấu trường, trên diễn đàn thì ngậm miệng, nhưng bàn nát chuyện ngoài đường. “Tinh lực” của kẻ hèn dành cho sự lẩn lách để tồn tại, ưa những hình thức phi chính thống, từ ngữ thoáng đãng, nhưng phong thái khép kín, hay nói nước đôi, giữa đám đông thì thào, liếc ngang, liếc dọc...? Tất cả những thói quen tương tự không chỉ cho thấy sự hèn kém tước đi ở con người lòng tự trọng, sự tự tin, lòng dũng cảm, sự khoan dung, bác ái...!?
Hèn, thiếu sang!?
Xem thêm: kẻ hèn, người,
 

Liên kết website


THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nayHôm nay : 351

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1932

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2547623

//