Một hôm, nhân việc quan rỗi rãi, Mạc Đĩnh Chi vào thăm phủ thừa tướng nhà Nguyên. Trong phủ có treo một bức trướng to, trên thêu một con chim sẻ đậu cành trúc, trông tựa chim thật. Ông lại gần xem, thừa tướng hỏi:
– Thấy lạ lắm phải không?
Mạc Đĩnh Chi thẳng tay vạch một dấu chéo không không trên bức tranh.
– Sao ngài làm vậy?
Mạc Đĩnh Chi bảo :
– Tôi thấy người xưa chỉ vẽ cây mai và chim sẻ thôi. Trúc là quân tử, chim sẻ là tiểu nhân, nay thừa tướng lấy trúc với sẻ thêu vào trướng, như vậy là tiểu nhân ở trên quân tử. Tôi sợ đạo tiểu nhân lớn hơn, đạo quân tử mòn đi, nên vì thánh triều trừ bỏ nó đi, chứ thứ ấy quí giá nỗi gì?
Quan thừa tướng mời Mạc Đĩnh Chi uống trà và ngâm, vịnh thơ. Đêm càng khuya, cả chủ lẫn khách càng say mê gửi gắm lời thơ của mình vào cảnh tĩnh mịch. Khách lúc nào trong lòng cũng thanh thản, chủ đôi lúc lại nhớ đến bức tranh trong lòng ấm ức. Khi tiệc sắp tan, thừa tướng liền cầm một chiếc chén, lý sự với Mạc Đĩnh Chi:
– Cây kỷ là gỗ, cái chén không phải là gỗ, tại sao lại lấy gỗ làm chén?
Mạc Đĩnh Chi thấy câu hỏi thật phi lý, ông cười mà hỏi lại rằng:
– Xin ngài hãy giải thích: Phật không phải là người, thầy tăng là người, vậy cái gì đã khiến cho thầy tăng thờ Phật?
Quan ngộ sự, xóa trướng, chèn chướng hạ,
Quan hảo, lượng từ chơi chữ Thánh ngộ Ta