Tô Đông Pha, mới hai mươi tuổi đã đậu tiến sĩ, một thi sĩ, đại văn gia tài hoa.
Họ Tô không những chống đối Vương An Thach về đường lối cải cách chính trị mà còn dám sửa cả văn thơ của Vương tể tướng nữa.
Trong một bài thơ Vương An Thach làm có hai câu như sau:
Minh nguyệt sơn đầu khiếu* (khiếu = hót)
Hoàng khuyển ngọa hoa tâm*( tâm = chính giữa)
Tô Đông Pha cho rằng Vương An Thach dốt, viết sai vì:
Trăng sáng làm sao mà hót trên đầu núi được?
Con chó vàng làm sao mà nằm trong lòng hoa được?
– Thật là nực cười!
Ông bèn phóng bút sửa hai câu thơ trên lại như sau:
Minh nguyệt sơn đầu chiếu* (chiếu = sáng)
Hoàng khuyển ngọa hoa âm*(âm = bóng mát)
Dịch là:
Trăng sáng chiếu trên đầu núi
Chó vàng nằm dưới bóng hoa.
Vương An Thạch biết chuyện, chỉ cười.
Sau đó Tô Đông Pha sau bị đổi ra đất Hoàng Châu là nơi hoang dã, xa xôi.
Một hôm ông đi dạo chơi nơi thôn dã, nghe thấy có con chim lạ hót rất hay. Hỏi nông dân ở đó là con chim gì vậy, mới biết con chim có tên là Minh Nguyệt. Ông mới ớ người ra…Tài sơ, trí siễn, hiểu biết nông cạn mà lại đi chê quan tể tướng viết sai, chỉ biết có mỗi chữ "minh nguyệt" là trăng sáng!
Thời gian sau, ông lại hối hận mình dốt thật chứ không phải họ Vương lỗi thơ: có một loài sâu chuyên ăn nhụy hoa, ăn no rồi nằm ngủ và đẻ trứng ngay chính giữa cái hoa tên là "Hoàng Khuyển".
Tô Đông Pha vẹn vần thơ, thọ cảm ý, song chường sự, chờ học thêm!?
Hôm nay : 213
Tháng hiện tại : 43121
Tổng lượt truy cập : 2971022