Những năm 1986 – 1989, hàng chục vạn người Việt làm việc ở Nga… Chúng tôi được trả lương bằng đồng rúp, nhưng không thể mang tiền về tiêu ở quê nhà. Để giúp đỡ gia đình, cách duy nhất chúng tôi có thể làm là đi mua hàng. Những cái đầu đen tỏa ra khắp các cửa hàng Moskva, St Peterburg... Máy khâu, bàn là, bếp điện, vòng bi… trở thành mục đích để chúng tôi theo đuổi, chiếm lĩnh. Khốn khổ thời ấy, nước Nga cũng thiếu hàng, chỗ nào cũng xếp hàng. Vèo một cái hàng đã hết. Người mua được hể hả, người không, mặt buồn xo. May mắn của mình nghĩa là bất hạnh của kẻ khác! Giữa những người Việt cùng đi mua hàng, tự nhiên hình thành một sự thù ghét? Khi mới sang, bắt gặp một đám người mình đánh hàng, tôi còn lớ ngớ nhờ họ chỉ dẫn. Sau vài lần hỏi mà chỉ nhận được câu trả lời qua quít, tôi mới hiểu rằng, chỉ cho mình đồng nghĩa tự sát. Dần dà tôi nhận ra chính mình cũng đã có cái tâm lý tương tự. Quay về "ốp" (nơi ở tập thể), dường như ánh mắt người những nước nghèo hơn mình như người Lào, người Campuchia đang xét nét cộng đồng Việt kém ưu!? Cuộc sinh tồn đòi hỏi!? Lòng "lương" có hòa đồng lương, mồ hôi do công lao động làm ra? Âu cũng là cái nết của người Việt