Con Người Đất Việt
Quang cao giua trang

[HEADER]

Trang chủ » Soi gương »

Thứ sáu - 11/03/2022 08:46

Tan sắc

Lang Thế Ninh, tên tiếng Italy là Giuseppe Castiglione tới Trung Quốc truyền giáo vào thập niên 1710, được vua Khang Hy triệu kiến năm 1715. Tuy không tán thành tôn giáo của Lang Thế Ninh, nhưng yêu khoa học nghệ thuật, nhà vua 61 tuổi phái ông làm họa sĩ cung đình. Lang Thế Ninh phụng sự triều Thanh hơn 50 năm hai đời vua tiếp theo là Ung Chính và Càn Long.
Càn Long coi trọng tài năng của Lang Thế Ninh. Lang Thế Ninh cũng chính là người được Càn Long giao trọng trách vẽ chân dung của mình, Hoàng hậu và 11 Phi tần của mình. Sau khi Lang Thế Ninh hoàn thành, Càn Long không muốn cho ai biết. Cả đời Càn Long cũng chỉ xem qua bức tranh này 3 lần là lúc mới hoàn thành, trong tiệc đại thọ 70 tuổi và lúc ông giao lại bức tranh cho con trai là Hoàng đế Gia Khánh cất giữ.
Có lần Càn Long hỏi họa sĩ:
– Khanh thấy các phi tử của ta ai đẹp nhất?
Lang Thế Ninh đáp:
– Phi tần của thiên tử ai cũng đẹp.
Càn Long lại hỏi:
– Hôm qua khanh gặp mấy phi tần của ta, thấy ấn tượng với ai nhất?
Lang Thế Ninh đáp:
– Thần không nhìn họ, lúc đó vi thần đang đếm các viên ngói ở cung điện.
Càn Long hỏi:
– Ở đó có bao nhiêu viên ngói?
Lang Thế Ninh trả lời:
– 30 viên.
Vua sai thái giám đi đếm lại, quả thực 30 viên?
Dù là bậc họa sĩ tài hoa trong việc phác họa chân dung, nhưng liệu Lang Thế Ninh có dám vẽ nhan sắc thật sự của nhà vua và các phi tần? Hình ảnh 11 phi tần của vua Càn Long, dù được tái hiện "nghiêng nước nghiêng thành" trên phim ảnh, nhưng thực tế thế nào thì... có trời mới biết!?

 

Liên kết website


THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nayHôm nay : 2902

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 52448

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2419910

//