Con Người Đất Việt
Quang cao giua trang

[HEADER]

Trang chủ » Việt "Thiền" »

Thứ tư - 06/07/2016 12:13

Không (là)

Có đến năm đại (năm cái lớn), đó là: đất, nước, gió, lửa và hư không tạo thành vũ trụ.
Đây là một cái bàn.  Nó do ván gỗ, đinh, sơn, công bác phó mộc v.v... hợp lại mà thành.  Trước đây, không có cái bàn, nay nhờ nhiều thứ hợp lại với nhau mà có cái bàn. Nói theo lối thường, cái bàn là một hợp thể do nhiều thành phần gộp lại, miếng ván gỗ không phải là cái bàn, cái đinh không phải là cái bàn, cái bàn tự nó “không có”, phải nhờ những cái khác mà "có".
Đứng trước một cái bàn, nói: "cái bàn (là) không"! Theo vô thường, vật gì cũng phải qua bốn giai đoạn thành – trụ – dị – diệt.  Cái bàn này, một thời gian nữa, mau hoặc chậm, cũng sẽ hủy hoại, nó "hóa không"!  Đó là hiểu chữ "không" theo thời gian.
Người ta lại nói “cái bàn là không vì nó không có tự thể, nó phải nhờ vào những cái khác mà có”, rõ ràng nó chiếm một chỗ trong không gian mà ta vẫn nói nó (là) không!?
Không nghĩa là chẳng có tự thể tức là chẳng có bản thể riêng biệt.  Hiểu "không" là "không có gì hết" thì chưa chuẩn. Tư tưởng "không có tự thể" dẫn đến lý "vô ngã", nghĩa là không có cái "ta". Đạo Lão đã đề cập đến "không" và nói rằng "cái bát có không, mới có chỗ dùng, cái phòng có không, mới có chỗ ở" nghĩa là nói đến  cái "dụng" của khoảng không!
Mọi hiện tượng khác biệt, nhưng bản thể của chúng là một.  Muôn ngàn ngọn sóng của đại dương thì khác biệt nhau hết, nhưng nước là một.  Cái "Một" ấy là "không thể nghĩ bàn", vì nó là "Tuyệt Đối", không thể đem ra so sánh. Gọi "cái Một" ấy là KHÔNG cũng chỉ là tạm mà thôi!
Người ta hỏi: Hãy chỉ cho tôi thấy cái MỘT đó, cái KHÔNG đó. Đạo hữu Tịnh Mặc, trong đặc san Liên Hoa, viết: "Nếu tất cả vũ trụ hoàn toàn một màu trắng, không có một màu sắc gì khác, thì ta không thể nào nhận ra màu trắng nữa.  Và cái tên "màu trắng" cũng không có nữa, vì làm gì có màu sắc khác để so sánh đặt tên. Tuy vậy, không phải vì ta không "nhận" ra được và không đặt được tên cho nó mà cái tạm gọi là màu trắng ấy không có."... Cái Không (Chân Không) ấy, vô thủy vô chung, hiện hữu khắp mọi nơi chốn, lúc nào, thời nào cũng có, bao trùm thấm nhuần mọi sự mọi vật, không gì ở ngoài "nó" cả.  Nó không có hình tướng, nhưng nó "thật".  Vì thế nói nó là thực tướng của "vạn pháp".  Quả là mệt về danh từ, các cụ đem chữ "tướng" vào làm chi để cho hậu sinh nghĩ ngay đến "cái có hình có tướng"!  Đã thế, lại đưa thêm danh từ "không tướng" nữa! Thị chư pháp không tướng bất sinh bất diệt bất cấu bất tịnh bất tăng bất giảm...Tướng "không" của mọi pháp không sinh không diệt, không nhơ không sạch, không thêm không bớt...Nghe một loạt chữ không này chắc rằng sự rắc rối là do ở danh từ mà ra!
(Cái) "Không" này chẳng bị luật vô thường, và luật nhân quả chi phối!  "Không" chẳng vì lý do nào tụ lại mà thành, nên chẳng bảo là nó là hợp thể được! "Không" là Tuyệt Đối..  Ai sinh ra nó, hỏi vậy là nghĩ đến cõi đời trong vòng tương đối, nhị nguyên. Cái gì làm ra nó?  Nếu nó còn phụ thuộc vào một cái gì nữa thì nó đâu còn tuyệt đối!
Theo Từ điển Phật học Việt Nam "Không", siêu việt, tuyệt đối, phi nhị nguyên, mọi mâu thuẫn đều xóa bỏ, là cảnh giới của các Bậc Thánh ...một cái không mà chẳng có danh từ nào, không có thuộc tính nào có thể diễn tả.
Đại trí độ luận viết đại ý: Ngũ uẩn không có ta, không phải là của ta, như vậy là Không.  Các pháp do nhân duyên sinh ra, không có tự tánh, mà đã không có tự tánh thì đó là Không!?
Ngã không, pháp không gọi là nhị không.  Ngã không, pháp không, cả ngã và pháp đều không gọi là tam không.
Không nghĩa là không thật, giả.
Không nghĩa là không có tự tánh, tự thể.
Không là bản thể của vạn pháp
 

Liên kết website


THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nayHôm nay : 3017

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 53421

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2501102

//