Con Người Đất Việt
Quang cao giua trang

[HEADER]

Trang chủ » Soi gương »

Thứ hai - 06/06/2016 06:56

Thầy trò ngắc ngứ

Có nhà văn Việt Nam nổi tiếng đã viết như vậy trong một tiểu luận, gọi đa số sách thiếu nhi là “những cuốn sách do người lớn hạ cố viết cho trẻ em”, còn những giờ văn ở mái trường phổ thông là “những giờ học thầy ngắc ngứ, trò ngắc ngứ”.
Lại có giai thoại nhà thơ Trần Ninh Hồ kể: Hồi Trần Ninh Hồ là biên tập viên, Nguyễn Văn Bổng làm tổng biên tập báo Văn Nghệ, có lần ông Bổng chê anh biên tập bài nọ chưa đạt, dốt. Anh đối đáp: cấp 2 học “con trâu” cấp 3 học “con trâu”, vào đại học cũng lại “con trâu”, gì mà chả ngu!
Bài tập làm văn hồi lớp 2 của con gái tôi yêu cầu tả “con vật mà em nuôi”. Con tôi quyết định tả con gà chúng tôi nuôi mấy tháng. Cô giáo bảo cháu viết “chả giống ai nhất là câu kết: Mình rất yêu gà nhưng bây giờ gà không còn nữa. Cậu mình đã ăn gà rồi. Mình sẽ nhớ gà”. Cô không phàn nàn sự không giống ai đó nhưng vẫn chữa câu “vì mắt gà nhỏ và đẹp”. Cậu nó đọc bài văn, phàn nàn “cả nhà đều ăn trừ Sóc, sao lại nói mỗi cậu?” “Vì cậu vặt lông, giết nó rồi hầm ngải cứu huhu”. Con trẻ thấy mắt gà đẹp hay không là quyền của nó?
Đề văn yêu cầu phân tích một tác phẩm văn học dân gian, có đứa quen mui mào đầu: “Dưới ngòi bút của…”, đã dân gian, truyền miệng thì làm gì có bút nào, nên bị thầy phê bên cạnh: “Bút mực hay bút chì?” Có đứa tả chán, không biết viết gì nữa thì khỏa lấp bằng dấu ba chấm bị thầy vẽ cái quan tài vào chỗ có ba chấm, lần sau tự ngượng không chấm lửng, chấm liếc gì nữa!
Phụ huynh nào không muốn con mình được học những giờ văn đầy hứng thú để trí tưởng tượng và sự hiểu biết non nớt của nó có cơ bộc lộ, song song với việc lĩnh hội tinh hoa của người khác?
Luyện chữ cho trẻ, cầm tay? Ngắc ngứ do bò?
 

Liên kết website


THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nayHôm nay : 643

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 74301

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2441763

//