Con Người Đất Việt
Quang cao giua trang

[HEADER]

Trang chủ » Phong thủy »

Thứ ba - 21/06/2016 08:09

Bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa

Có lẽ "văn hóa" thờ Thần Tài, Thổ Địa du nhập vào Việt Nam không lâu
Người ta quan niệm rằng "Đông Bình – Tây Quả": đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái, sắp ngũ quả (5 loại trái cây).
Năm chén nước xếp thành hình chữ thập tượng trưng cho ngũ phương và Ngũ Hành sinh sôi, phát triển. "Ông" Cóc để bên trái (từ ngoài nhìn vào), sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào. Trên mặt đất một cái tô sứ đẹp, nông lòng đầy nước, ngắt những bông hoa trải trên mặt nước (Minh Đường Tụ Thủy – một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi).
Đặt Thần Tài:
Phương Sinh Vượng  còn được gọi là "TÀI VỊ", nó khác với phương Chính Thần trong Huyền Không học. Thuyết nói về phương vị này khác nhau:
Thuyết theo Phi Tinh của Huyền Không  cho rằng phương của Tam Bạch Phi (Nhất Bạch, Lục Bạch và Bát Bạch) đến mới là phương của TÀI VỊ.
Thuyết khác chọn phương chéo với cửa ra vào làm phương TÀI VỊ.
Thần Thổ Địa (cũng gọi là Môn Khấu Thổ Địa Tiếp Dẫn Tài Thần) trực ở cổng để tiếp dẫn Thần Tài vào nhà.
Tiền Hậu Địa Chủ Tài Thần: gồm Tiền Địa Chủ Tài Thần và Hậu Địa Chủ Tài Thần.
Tiền Địa Chủ Tài Thần là Thần Tài của chủ đất trước. Thờ vị Thần này là có ý báo bổn tư nguyên, tức là báo đáp cái gốc, nhớ nguồn.
Hậu Địa Chủ Tài Thần là Thần Tài của chủ đất sau, tức là thờ vị Thần Tài của chủ đất hiện nay.
 

Liên kết website


THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nayHôm nay : 1547

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 72397

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2520078

//