Con Người Đất Việt
Quang cao giua trang

[HEADER]

Trang chủ » Dịch lý »

Thứ sáu - 27/05/2016 12:00

Triết dịch

Với khí cụ sắc bén sẵn có ở trong tự thân mỗi con người là Lý Trí, chắc chắn bạn khó chối nhận: Biến động, Biến đổi, Biến hóa là chân lý mãi mãi và với bạn chỉ "tồn tại" những vấn nạn:
* Có chắc rằng trong vũ trụ vô hữu, Biến Hóa Luật là nhất luật hay còn nhiều thứ luật quan trọng hơn Biến Hóa Luật?
Xin thưa: Biến Hóa Luật là luật chung của mọi quy luật cấu tạo hóa thành vũ trụ vô hữu, nó là siêu luật, siêu siêu nhiên luật, lý nào thì luật đó. Luật do Lý mà thành.
* Các bạn lại hỏi: loài người có tìm ra được Quy Luật đó hay không? Nó có vĩnh cửu?
Xin thưa: Loài Người đã khám phá ra Biến Hóa Luật từ lâu, nhưng vấn đề giải thích về Biến Hóa Luật mơ hồ, tỉ như nói bát tượng (Bát Quái) đã có sẵn trên lưng của con rùa!
* Có bạn lại hỏi: Lẽ Thật, là Biến Động, Biến Đổi, Biến Hóa của Dịch Lý?
Xin thưa: Nhà Bác Vật và người bán xôi sẽ hiểu nguyên tử và giải thích về nó ắt là khác nhau nhiều. Cho nên vấn đề nói tới hay không nói tới ắt là không quan trọng, chỉ có sự Lý Giải về Lẽ Thật mới thật quan trọng. Sự lý giải nào càng chính lý, càng chính danh mới đáng nói tới, không nên chấp vào kinh điển.
Lý Biến Hóa là cái lý lẽ có thật trong muôn đời và ở mọi nơi. Lẽ ấy phải có thật như thế trong muôn đời và ở mọi nơi. Có vậy, mới xứng danh là chân lý mãi mãi, chân lý tuyệt đối, bởi đã gọi là lẽ thật, thì lẽ ấy phải "có thật" từ lúc chưa có trời đất cho đến nay... Nếu chúng ta suy xét lại, kể từ trong thâm tâm sâu kín và lặng lẽ, tận trong cõi lòng mình, cho đến vũ trụ vô hữu bao la rộng lớn bên ngoài, xem coi có cái gì, cái chi là không biến động, biến đổi, biến hóa không?
Nếu tất thảy đều biến hóa, thì biến hóa là cái lẽ có thật, lẽ thật trong tất cả, bất kể không  thời gian nào!
Khi chúng ta nói đến chân lý, tức là nói đến cái lẽ hằng có thật trong khắp cùng muôn nơi, ở khắp cả muôn đời và mãi mãi, bất chấp ý riêng của con người hoặc ý riêng của muôn loài vạn vật (vạn hữu cũng có (cái) "riêng" của nó). 
Bàn về chân lý, tiền nhân nói: "Dịch, Biến Dịch Giã; Biến Dịch, Bất Dịch Giã"
Tạm hiểu: Dịch có nghĩa là Biến Dịch; còn cái Lẽ Biến Dịch thì không làm sao mà biến đổi được nữa (Tất cả đều đổi thay trừ Lý Đổi Thay thì không bao giờ thay đổi).
Học "Dịch", tức lý học truy "Nguyên" dựa vào CHÂN LÝ – (cái) có tính cách khắp cùng, vĩnh hằng,mọi lúc, mọi nơi, Biến Hóa, Phải ở chỗ cao nhất không Sai nơi thấp nhất, Đúng nơi "thanh" lẫn lẫn nơi "ô trọc".
Tin rằng Dịch Lý – lẽ Biến Hóa không giây phút ngưng nghỉ, chi phối muôn loài vạn vật, bất kể vô hình hay hữu hình, bất kể không gian, thời gian, nó là "Chân Lý Tuyệt Đối" và trở thành môn khoa học chung cho nhân loại.
( Tác giả: Thanh Vân Đức Phú)
 
Xem thêm: n/a,
 

Liên kết website


THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nayHôm nay : 1554

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 54976

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2502657

//